Quantumcare’s blog

Sản phẩm ứng dụng công nghệ hạt Nano thông minh hỗ trợ điều trị: tay chân miệng, chăm sóc da, viêm da, vết thương,...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây cho người lớn không?

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

Tham khảo sản phẫm hỗ trợ điều trị bệnh tây chân miệng: https://quantumcare.vn/

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm?Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi). Các triệu chứng tay chân miệng ở người trưởng thành cũng giống như ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nặng hơn so với thông thường.
Nguyên nhân gây bệnh ở người lớnTay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng lây từ người sang người. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm trùng coxsackievirus A16 thông qua hành động hắt hơi, ho, tiếp xúc với dịch tiết của nốt phồng rộp và phân người nhiễm bệnh. Do vậy, việc vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng rất quan trọng trong công tác phòng bệnh. Bên cạnh đó, thời gian để vượt qua bệnh tay chân miệng ở người lớn là trong vòng năm ngày kể từ ngày đầu tiên khi mà các triệu chứng của bệnh xuất hiện.


Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.Bệnh Tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua hành động hắt hơi, ho, tiếp xúc với dịch tiết của nốt phồng rộp và phân người nhiễm bệnh. Do vậy, việc vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng rất quan trọng trong công tác phòng bệnh. Bên cạnh đó, thời gian để vượt qua bệnh tay chân miệng ở người lớn là trong vòng năm ngày kể từ ngày đầu tiên khi mà các triệu chứng của bệnh xuất hiện.


Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn

Một số triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành gồm: Ho, sốt, xổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, đau họng, đau nhức cơ, ăn uống không ngon,... Các nốt phồng xuất hiện ở lưỡi, nướu, bên trong má và thường gây đau. Lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông xuất hiện những ban đỏ nhưng không gây ngứa.
Bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mắc phải chân tay miệng khi mang thai có thể gây rủi ro cho em bé, như tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng khi mang thai. Một số nghiên cứu đã đánh giá rằng virus gây bệnh tay chân miệng ở người lớn có mối liên quan đến khuyết tật tim bẩm sinh và các bất thường khác đối với trẻ sơ sinh nhưng vẫn cần thêm nhiều bằng chứng để làm sáng tỏ nhận định này.
Bệnh chân tay miệng có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Bệnh chưa có vắc xin hoặc thuốc điều trị cụ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bằng các biện pháp tại nhà thích hợp hoặc uống thuốc giảm đau, hạ sốt cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Dù hiếm khi xảy ra nhưng bệnh tay chân miệng có thể gây nên những biến chứng sức khỏe nhất định cho hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy sống, nên nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

f:id:Quantumcare:20200109121046j:plain

Người lớn có thể lây nhiễm vi rút tay chân miệng ở trẻ không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu do vi rút coxsackie A16 gây ra với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định, do đó thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm enterovirus.
Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh; qua dùng chung các vật dụng, đồ dùng. Theo các bác sĩ lưu ý, nguy cơ lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, nhưng giai đoạn lây nhiễm vẫn kéo dài vài tuần (do vi rút khu trú trong phân).
Với những đặc điểm trên, câu trả lời là bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn, vì khi người lớn chăm sóc trẻ mắc bệnh, nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ, bản thân người chăm sóc trẻ và không có biện pháp phòng tránh thì bệnh tay chân miệng sẽ lây sang cho cả người lớn. Bệnh cũng rất dễ lây lan trong môi trường tập thể đông như trường học, nơi công cộng.
Vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường sẽ có các triệu chứng như trên, nhưng ở bệnh tay chân miệng người lớn, triệu chứng thường không biểu hiện gì ra bên ngoài nên rất khó kiểm soát.
Do vậy, để kiềm chế bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan, thì cần phải phòng bệnh ở cả người lớn trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, giống như cách phòng chống các bệnh dịch tả, thương hàn..., chứ không đơn thuần chỉ chăm sóc bệnh nhân đang điều trị.
 Khi nào cần đi khám?
Phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu không chắc trẻ có đúng là bị bệnh tay chân miệng hay không, có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu:
- Trẻ không thể hoặc không chịu uống bất kỳ đồ uống gì.- Trẻ có các dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu nhiều như bình thường.- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc nặng lên sau 7 ngày.- Trẻ có những triệu chứng phụ, như thay đổi tình trạng tâm thần, co giật, thay đổi tính cách và hành vi.   Cách phòng tránh lây nhiễm tay chân miệngĐể bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây bệnh tay chân miệng thì bạn cần áp dụng các biện pháp phòng tránh mọi lúc mọi nơi. 
Giữ vệ sinh cá nhân

Thực hiện 3 sạch

Để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus chân tay miệng, trước tiên bạn cần sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, thay tã cho bé hoặc chế biến thực phẩm. Thứ hai, bạn cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi của bé để bảo vệ con khỏi lây nhiễm bệnh do cắn, mút đồ chơi, hoặc cho tay lên miệng sau khi chơi. 
Thứ ba bạn cần thường xuyên tổng vệ sinh nơi ở, sử dụng máy lọc không khí làm trong lành không gian sống, tạo mội trường vui chơi lành mạnh cho trẻ nhỏ. Đây là nguyên tắc ba sạch bạn nên tuân theo để bảo vệ gia đình mình khỏi căn bệnh tay chân miệng đáng sợ này.
Cách ly, hạn chế cho bé chơi, tiếp xúc với trẻ khác bị bệnhViệc đến trường và tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng là nguyên nhân phổ biến khiến căn bệnh lây lan nhanh ở trẻ em và học sinh Việt Nam. Để ngăn chặn điều này bạn cần cho bé cách ly khỏi môi trường vui chơi, học tập có đối tượng nhiễm bệnh. Việc này một phần có thể ảnh hưởng đến lịch học tập cũng như thư giãn của trẻ, nhưng đây vẫn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con khỏi dịch tay chân miệng.


Tay chân miệng lây như thế nào? Có lây qua đường miệng không?

Ăn thực phẩm sạch, chế biến vệ sinhNguồn thực phẩm sạch được chế biến vệ sinh, vitamin tăng cường kháng thể cho bé là các yếu tố thiết yếu giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh. Dù tay chân miệng lây qua đường nào đi nữa thì bạn vẫn sẽ phần nào giúp mình và người thân giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ăn đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề khángCác loại thực phẩm tăng sức đề kháng như rau xanh, ớt chuông, sữa chua…. là yếu tố giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân xấu từ môi trường, đẩy lùi các căn bệnh truyền nhiễm và do virus gây ra. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần chú ý tới vấn đề này để bảo vệ mình cũng như bảo vệ người thân xung quanh khỏi căn bệnh nguy hiểm. Vì hệ tiêu hóa khác với trẻ em nên bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch như gừng, tỏi, quả việt quất, óc chó, dâu tây để chống chọi với các tác nhân gây bệnh nhé. 

QuanTumCare là sản phẩm ứng dụng công nghệ hạt Nano thông minh hỗ trợ điều trị các bệnh về tay chân miệng và chăm sóc da, vết cắn kiến ba khoang

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

TPHCM: 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4

Hà Nội: 10 Lê Ngọc Hân, P.Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng

Mail: quantumcarevn@gmail.com

SĐT:

TPHCM: 0909 696 666

Hà Nội: 0933 339 666

Xem thêm