Quantumcare’s blog

Sản phẩm ứng dụng công nghệ hạt Nano thông minh hỗ trợ điều trị: tay chân miệng, chăm sóc da, viêm da, vết thương,...

Bị ong đốt phải làm sao?

Phải làm gì khi bị ong đốt?
Ông đốt là tai nạn thường gặp do hiếu động hoặc vô tình bị đốt khi đi vào rừng. Một số loài ong vò vẽ, ong bắp cầy đốt có thể gây nên tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng của con người.Còn một số loại ong bình thường khi đốt gây nên hiện tượng sưng tấy, đau rát.. Vậy, khi bị ong đốt ta phải làm gì?

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị ong đốt: https://quantumcare.vn/

Cách sơ cứu khi bị ong đốt

Ong là loài vật vô cùng hung dữ, chúng có thể đốt con người khi chẳng may chạm mặt nhau. Nọc độc của chúng khi chích vào cơ thể người gây sưng phồng, đau buốt, thậm chí là nhiễm độc dẫn đến tử vong. Vậy, khi bị ong đốt phải làm gì? Bởi vậy phản ứng thật nhanh bằng cách đưa người bị ong đốt ra khỏi khu vực đó, không cho họ cử động để tránh nọc độc lan truyền cả cơ thể là điều vô cùng quan trọng.

Khi bị ong đốt, bạn nên chú ý rút được mũi kim dính trên da, vì mũi kim này khi được ong phóng ra vẫn có thể bơm chất độc vào cơ thể người. Vì thế, cần lấy mũi kim ra càng nhanh càng tốt tránh để lại ngòi bên trong vết đốt. Nó có thể làm vùng da đó bị phù nề và lâu khỏi hơn. Để lấy được mũi kim đó ra bạn có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Nhưng bạn tuyệt đối không được dùng tay để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ ra làm cho nọc độc lan nhanh hơn và thấm sâu hơn vào cơ thể.

 

Việc cần làm tiếp theo đó chính là sát trùng vết thương. Đầu tiên bạn có thể rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước ấm hay dung dịch sát trùng. Sau đó để giảm xưng tấy do ong đốt nhanh chóng bạn có thể chườm đá hoặc sử dụng kem đánh răng thoa lên vết ong chích.Với tính hàn của mình đá hay kem đánh răng giúp vết sưng đỡ tấy đỏ lên, giảm đau cho vùng da đó. Đồng thời đá lạnh còn có tác dụng kháng viêm. Bạn nên đắp trực tiếp nó lên vùng da bị chích.

Trong trường hợp người bị ong vò vẽ hoặc ong bắp cầy đốt những người xung quanh cần sơ cứu nhanh chóng và đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa. Nếu không đến kịp, nọc độc kinh khủng của ong vò vẽ hay ong bắp cầu sẽ lan khắp cơ thể dẫn đến đau nhiều, sưng nề, mẩm ngứa, khó thở, vàng da... thậm chí gây nên tử vong cho người bị đốt. Vậy nên, sơ cứu là một trong những công tác quan trọng trong việc chữa trị khi bị ong đốt.

Nọc độc của ong có thể gây chết người
Theo các bác sĩ chuyên khoa chống độc, khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp nạn nhân có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc ong mà tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người. Điều này có nghĩa là chỉ một con ong cũng có thể làm chết người.

Sau khi bị ong đốt, người bệnh có thể có các biểu hiện: Đầu tiên, bệnh nhân nổi mề đay, ngứa, sau đó là sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, đớ lưỡi; Tiếp theo, có thể suy hô hấp, phù nề các phế nang, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Do không đi tiểu được nên cơ thể bị ứ nước, urê không thải ra ngoài và thận không làm việc dẫn đến suy thận cấp.

Có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi.

Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin. Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất, do đó, tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.
Trong các loại nọc ong, nọc ong vò vẽ thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như ong mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa.

Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên do vô tình bị ong đốt, trong trường hợp này, chớ chủ quan xem thường. Không hiếm trường hợp do bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.

 

f:id:Quantumcare:20200113104702j:plain

Việc cần làm ngay khi bị ong đốtCần khều vòi chích của ong khi bị ong đốt.

Cần phải làm gì?
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần; Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời.

Mẹo làm dịu vết ong đốt không cần thuốc cực kì hiệu quả

Tinh dầu oải hương

Thoa một vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên vùng da bị ong chích giúp ngăn chặn vết thương sưng tấy, giảm đau nhức. Nếu không có tinh dầu hoa oải hương, bạn có thể pha loãng bất cứ loại tinh dầu trung tính nào đó và bôi vào da tương tự.

Baking soda

Một ít bột nở (baking soda) với nước giúp trung hòa nọc độc của ong và giảm đau, ngứa, sưng. Thoa một lớp dày bột nở lên vùng bị ong đốt và băng lại. Để vậy trong vòng 15 phút.

Hoặc có thể sử dụng hỗn hợp với baking soda và giấm, bôi hỗn hơp này lên vết thương và để trong vòng 30 phút. Cách làm này ngoài việc giảm sưng tấy thì còn giúp trung hòa các chất axit trong nọc ong.

Mật ong

 

Mật ong là một loại thuốc tự nhiên giúp làm giảm cơn đau do ong đốt. Lấy một thìa mật ong và đắp lên vết thương. Che lại bằng gạc trong 30 phút. Lưu ý bạn không nên sử dụng mật ong nếu bị dị ứng với thực phẩm này trước đó.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh ong đốt, người dân cần:

- Tránh tiếp xúc với ong. Không chọc phá tổ ong. Hằng năm vào cuối hè - sang thu, số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong. Trẻ em là đối tượng thường bị ong đốt do trẻ được nghỉ học đi chơi và thường hay tò mò, chọc phá tổ ong.

- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).

- Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.

- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ hạt Nano thông minh hỗ trợ điều trị: tay chân miệng, chăm sóc da, viêm da, vết thương, vết cắn kiến ba khoang...

Thông tin liên hệ
Địa chỉ:
TPHCM: 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4
Hà Nội: 10 Lê Ngọc Hân, P.Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng
Mail: quantumcarevn@gmail.com
SĐT:
TPHCM: 0909 696 666
Hà Nội: 0933 339 666

Xem thêm